.jpg)
Bạn đã bao giờ tự hỏi những người thợ may đầu tiên được sản sinh ra như thế nào chưa? Nếu có, bài viết này của Kilee chính là để dành cho bạn!
Tất cả chúng ta điều biết rằng yếu tố quan trọng nhất trong tailoring chính là sự vừa vặn hoàn hảo đến mức tuyệt đối khi hoàn thiện một sản phẩm. Tailoring không chỉ đơn giản là may đo một bộ quần áo. Tailoring chứa đựng tính nghệ thuật trong từng thiết kế cũng như tài nghệ của người thợ may để làm ra mọi bộ đồ, mọi phong cách có thể vừa với bạn. Từ Tailor xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển Oxford vào năm 1297, được lấy từ “taller”, trong tiếng pháp có nghĩa là cắt. Trong tiếng Latin, Tailor có nghĩa rộng hơn để chỉ một người thợ chuyên sửa chữa và may vá quần áo.
Khách hàng trải nghiệm tại Kilee
Nghề may đo bắt nguồn từ thời trung cổ khi các thợ may đầu tiên làm ra những bộ áo giáp để kiếm sống. Họ sẽ làm nên những bộ quần áo bằng vải lanh để mặc bên trong những bộ giáp kim loại. Thiết kế này không chỉ để bảo vệ người lính mà còn giúp họ được thoải mái hơn dưới sức nặng và sự kín mít của bộ giáp. Vì vậy nên phần lớn những tailors đầu tiên đều đến từ Châu Âu. Trước đó, những bộ quần áo chỉ đơn giản được làm từ một tấm vải duy nhất và chỉ có tác dụng che đi những bộ phận cơ thể. Kiểu dáng và phong cách chưa hề được chú trọng trước khi thuật ngữ “tailor” ra đời.
Hình ảnh của những bộ quần áo bắt đầu được bó sát hơn để phù hợp với phần thân người dần được xuất hiện ở thời kì phục hưng. Những vẫn chưa có ai đi mua quần áo thời đó mà chúng đều được made-to-order (đặt may) tại nhà. Khi người ta bắt đầu để ý đến những yếu tố như phong cách cá nhân và ý niệm của những bộ quần áo với những thiết kế khác nhau cho từng loại cơ thể đã trở nên rõ ràng hơn thì người thợ may cũng bắt đầu dần hoàn thiện những kỹ năng của mình và ngày một sáng tạo hơn. Quần áo dần dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Không chỉ có thế, nó còn dần trở thành một biểu tượng để con người thể hiện cá tính và phong cách của họ.
May đo ở thế kỷ 17
Tailoring đã chính thức trở thành một nghề từ thế kỉ 12. Những người muốn theo nghề đều chỉ có một cách duy nhất là học trực tiếp từ thợ may. Những người thợ may trẻ sẽ trực tiếp làm việc cho thầy của mình và được họ truyền dạy những bí quyết riêng thông qua việc thực hành trực tiếp. Đầu tiên họ sẽ phải học cách tạo khuôn của tấm vải làm sao cho phù hợp với cơ thể người. Từ đó dần dần tạo ra những kiểu dáng và phòng cách riêng khi thầy của họ đã hết chữ.
Mỗi cửa hàng may đo thời đó đều là những biểu tượng riêng của từng người thợ, đại diện cho phong cách đặc trưng, sự sáng tạo cũng như những kĩ năng bậc thầy của họ. Khi người thợ may dần trở nên nổi tiếng hơn thì mỗi cửa hàng của họ đều sẽ phải cải tiến để đáp ứng được đủ nguồn cung. Các thợ cả (master tailors) sẽ phải tuyển thêm các học viên và giữ chân họ. Dần dần họ thành thạo các kỹ năng nhưng vẫn sẽ làm cho cửa hàng của người thợ cả và được gọi là journeymen tailors.
Một xưởng may đo vào năm 1944
Mỗi cửa hàng lớn sẽ gồm nhiều thợ may và họ đều có những công đoạn riêng biệt để hoàn thành sản phẩm cho bạn. Chính vì thế không có bất cứ cuốn sách nào có thể làm nhiệm vụ dạy nghề thay thợ cả. Tất cả mọi thứ đều phải được học hỏi qua tích lũy kinh nghiệm thực tế theo thời gian.
Ngày nay, khi bạn nhắc đến từ “tailor” thì sẽ thường là để gọi những thợ may chuyên tạo nên những bộ quần áo may đo (custom) dành cho nam giới. Những người thợ đầu tiên đại diện cho trường phái này được biết đến từ thế kỉ 18 khi họ có những sản phẩm may đo không thể mua sẵn và bạn chỉ có thể đến tận nơi để yêu cầu (spoken for). Nước Anh là cái nôi đầu tiên của thời trang may đo. Đây chính là nơi khởi nguồn để từ đó các thợ may định hình phong cách đặc trưng của riêng họ.
Khi mà tailoring thời nay gần như gắn liền với trang phục nam nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản được các chị em phụ nữ dấn thân vào nghề. Thời nay rất nhiều thợ may cũng như nhà tạo mẫu cho nam nổi tiếng là phụ nữ. Nhà tạo mẫu Véronique Nichanian của thương hiệu thời trang Hermes là một ví dụ.
VÉRONIQUE NICHANIAN – “BÀ HOÀNG” CỦA LÀNG THỜI TRANG NAM
Thời nay với việc quần áo không còn cần quá chi tiết, mất thời gian cũng như giá cả hợp lý hơn thì các sản phẩm mặc sẵn đang chiếm lĩnh thị trường. Nhưng thời trang may đo vẫn tồn tại song hành như là một nét văn hóa dành riêng cho giới trung lưu và thượng lưu. Nhưng nếu bạn không muốn tốn quá nhiều tiền cho phong cách bespoke đắt đỏ thì trải nghiệm dịch vụ Made-to-measure tại Kilee sẽ là một lựa chọn hợp lý hơn đó! Còn Made-to-measure khác gì so với Bespoke? Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Kilee Team nhé!
Đừng quên join group Kilee & Friends để kịp thời update những thông tin mới nhất về chương trình khuyến mãi cũng như gặp gỡ các quý ông khác của Kilee ngay tại đường link
Bài viết liên quan

22 - 09 - 2021 | Thang Le Kim
Đổi mới diện mạo mùa thu với 5 cách phối đồ cùng sơ mi kẻ sọc lớn
Tạm xa những chiếc sơ mi công sở lịch lãm, hãy thử F5 bản thân với kiểu sơ mi kẻ sọc "lạ mắt" mà sang trọng cho tủ đồ mùa thu này!
0 0

22 - 09 - 2021 | Thang Le Kim
Harringtons Jacket – Từ biểu tượng Classic đến items thời trang hiện đại.
Những chiếc áo Harrington Jacket được mệnh danh là chiếc áo đa năng và không lỗi mốt qua mọi thời đại. Nó không chỉ được các minh tinh tích cực lăng xê mà còn luôn giữ 1 vị trí yêu thích trong tủ đồ phái mạnh nhờ sự tinh gọn và tiện lợi.
0 0

22 - 09 - 2021 | Thang Le Kim
Cách chọn wedding suit hoàn hảo cho ngày cưới
Không như những trang phục trang trọng thông thường, Wedding suit là một bộ lễ phục quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người đàn ông. Vậy làm thế nào để các chú rể chọn được 1 bộ wedding suit ưng ý và sẵn sàng cho ngày trọng đại của mình?
0 0
BÌNH LUẬN